TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2006
Trường Đại học Cần Thơ
1. Thí nghiệm:
- Thực nghiệm giống mía , Long Mỹ, Hậu Giang. Đất được ủ phân bã mía ở 4 mức độ:
- Không bón phân
- 3 tấn phân / ha
- 5 tấn phân / ha
- 10 tấn phân / ha
- Thí nghiệm lặp lại 4 lần
- Chỉ tiêu theo dõi:
- Năng suất mía
- Hàm lượng chất hữu cơ, Al hòa tan, Al trao đổi, pH của đất đầu vụ
- Ghi nhận sâu bệnh và chi phí đầu tư.
2. Kết quả:
- Ảnh hưởng của phân bã bùn mía lên độc chất Al và thành phần Pi trên đất phèn:
- Phân có hàm lượng hữu cơ khá cao 60%
- Hàm lượng dinh dưỡng NPK khá, pH trung tính
- Hàm lượng P trong phân cao hơn so với các loại phân hữu cơ thông thường khác.
- Ảnh hưởng của phân bã bùn lên năng suất mía
- Bón theo nông dân 350 - 225 - 50: 80,6 tấn/ha
- Khuyến cáo 150 - 50 - 100: 76,8 tấn/ha
- 150 - 50 - 100 + 3 tấn phân bã /ha : 86,8 tấn/ha
3. Kết luận:
- Sử dụng phân bã bùn mía ủ hoai từ chất thải bã bùn và xác mía của nhà máy đường có thể giảm được độc chất Al trên đất phèn và cải thiện được dinh dưỡng P và sinh trưởng cây trồng.
- Bón phân bã bùn mía ở mức 3 t/ha trên đất phèn kết hợp với bón NPK theo khuyến cáo 150-50-100 giúp tiết kiệm được 200 kg N và 175 kg P2O5 so với lượng phân bón của nông dân, góp phần đáng kể giảm chi phí sản xuất.
- Tận dụng nguồn chất thải hữu cơ bã bùn và xác mía làm phân hữu cơ giúp cải tạo đất và giảm được vấn đề ô nhiễm.